10 điều thú vị về Đài Loan mà bạn chưa biết

Những năm gần đây, Đài Loan trở thành một trong những điểm đến được người đam mê du lịch quan tâm. Khung cảnh bình dị, thơ mộng cùng nét văn hóa, ẩm thực đa dạng là điểm nhấn thu hút du khách đến với nơi đây.Dưới đây là 10 điểm thú vị về Đài Loan mà Triptoday gửi đến các bạn. Nếu bạn đang có ý định du hí tại Đài Loan thì đừng bỏ lỡ nhé!!!

1. Tiếng Việt là sinh ngữ thứ hai

Trong các trường phổ thông, đài truyền hình có bản tin tiếng Việt. Đài Loan đầu tư vào Việt Nam xếp thứ 4 (sau Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore). Đây cũng là vùng lãnh thổ có tỷ lệ người Việt đông đảo, bao gồm cả định cư và hợp tác lao động.

2. “Thánh địa” chợ đêm

Theo những người bản xứ, chợ đêm Đài Loan xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XIX khi người Nhật sang đây sinh sống. Ban đầu, đây đơn thuần chỉ là nơi buôn bán rau, cá hàng ngày, lâu dần trở nên sầm uất và trở thành  thành nét văn hóa đặc trưng của người dân.Theo thống kê, Đài Loan có hơn 300 chợ đêm lớn nhỏ. Không chỉ buôn bán thuần túy, chợ đêm mang dáng dấp “công viên phố buổi tối”, hoạt động từ chiều đến khuya, lúc nào cũng tấp nập cả người dân lẫn du khách. Với du khách, tối nào cũng có chương trình khám phá chợ đêm.

3. Trà sữa

Trà sữa được mệnh danh là thức uống của Đài Loan với nguồn nguyên liệu sạch cùng nhiều cách pha chế độc đáo, cầu kỳ và đa dạng, từ nguyên liệu trà, hạt trân châu đến hương vị.

Sẽ là thiếu sót nếu bạn đến đây mà không thử qua thức uống đặc trưng này. Người Đài uống trà sữa khá nhiều, các cửa hàng luôn trong tình trạng đông khách cả ngày lẫn tối. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt để mua được trà sữa.

4. Giao thông

Giao thông Đài Loan rất nề nếp, ít xảy ra kẹt xe. Các camera giao thông sẽ ghi hình biển số xe vi phạm, gửi giấy phạt về địa chỉ chủ xe trong vòng 3 ngày. Sau 10 ngày, số tiền phạt sẽ tăng dần lên nếu chủ xe không nộp và sẽ bị tịch thu phương tiện sau một năm kể từ ngày thông báo. Buổi tối, nhiều vỉa hè và một phần lòng đường được dùng làm bãi đậu xe. Để giảm khí thải, các loại ô tô tuân thủ nguyên tắc tắt máy lạnh ngay khi khách xuống. Đồng thời, khách lên đủ mới được mở máy lạnh.

5. Nhà cửa rất ngăn nắp

Nhìn bề ngoài, nhà cửa thường mộc mạc nhưng bên trong được chăm chút theo tính cách của chủ. Đài Loan có ít nhà cao tầng, không thấy cảnh phơi quần áo. Tòa nhà Tapei 101, trước năm 2010 cao nhất thế giới, là phức hợp độc đáo về kiến trúc, thẩm mỹ, ứng dụng và kinh tế. Công trình chịu được động đất 7 độ richter.

6. Nhà cửa rất ngăn nắp

Nhìn bề ngoài, nhà cửa thường mộc mạc nhưng bên trong được chăm chút theo tính cách của chủ. Đài Loan có ít nhà cao tầng, không thấy cảnh phơi quần áo.

Tòa nhà Tapei 101, trước năm 2010 cao nhất thế giới, là phức hợp độc đáo về kiến trúc, thẩm mỹ, ứng dụng và kinh tế. Công trình chịu được động đất 7 độ richter.

7. Cửa hàng tiện lợi

Có gần 11.000 “siêu thị nén đa năng” với đủ loại dịch vụ từ văn phòng phẩm, nhu yếu phẩm, tạp hóa, thuốc thông dụng, vé máy bay, xe lửa, xe buýt, xem kịch, ca nhạc, thể thao, tham quan… đến các loại thẻ Easy, tín dụng, cào điện thoại, chơi game trực tuyến…

Tất cả dùng để thanh toán tiền phạt, học phí, khấu trừ VAT, phí đỗ xe, phí bảo hiểm, phí truyền hình, các loại phí của chính quyền, các khoản vay, đóng góp từ thiện… tải nhạc chuông, dò xổ số, đặt khách sạn, mua sắm online, rút tiền mặt từ ATM, phát chuyển nhanh, nhận hàng hoặc gửi hàng; giúp nhận, tải, scan, sao chụp, in ấn tài liệu…

 

8. Nền giáo dục đặc biệt

Giáo dục Đài Loan được cho là tinh hoa, chắt lọc và kế thừa nền giáo dục thực tiễn của Mỹ và kỷ luật của người Nhật. Trẻ con luôn tự đến trường, tự học, tự phục vụ.

Trong các bậc học, mẫu giáo có học phí cao nhất. Đài Loan có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, dù Nhà nước không hạn chế việc sinh đẻ.

9. Nền nông nghiệp xanh và tiên tiến

Bằng các kỹ thuật tiên tiến và ý thức người dân, nông nghiệp Đài Loan có nhiều thành tựu nổi bật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tối đa, năng suất vượt trội nhưng chất lượng tin cậy.

Dưa hấu ở đây nặng tới 7-8 kg, khổ qua (mướp đắng) mới nhìn tưởng đu đủ, na (mãng cầu ta) như trái bưởi…

10. Làng bích họa Rainbow

Làng bích họa Rainbow là cách đấu tranh độc đáo, không bạo động, thuyết phục hiệu quả chính quyền giữ lại “các làng tạm”, xây dựng từ 1949. Chính phủ lên kế hoạch giải tỏa “các làng tạm” để xây đô thị mới.

Sau đó, cựu chiến binh Huang Yong Fu đã biến Caihong Juan thành làng bích họa Cầu Vồng, vừa giữ được làng xưa, vừa trở thành điểm du lịch độc đáo.