Góc khám phá: Điểm qua 5 thức quà đặc trưng mùa thu Nhật Bản

Mùa thu ở Nhật Bản không chỉ hút khách bởi khung cảnh đẹp mà còn là mùa của những món ngon như hồng sấy, cá thu đao nướng... Dưới đây là 5 loại đặc sản luôn được ưa chuộng ở Nhật mỗi dịp thu về.

1. Bánh nướng Momiji Manju 

Bánh nướng Momiji Manju là loại bánh có hình chiếc lá phong đặc trưng với nhân mứt và đậu đỏ azuki bên trong. Chiếc bánh này xuất hiện từ đầu những năm 1900 và đã sớm trở thành thức quà đặc trưng của mùa thu Nhật Bản, hay còn gọi là mùa lá phong đỏ. Ảnh: Wego.

Vỏ bánh được làm từ loại bột truyền thống từ lúa mì, trứng, đường và mật ong. Sau đó hỗn hợp được nướng trong khuôn hình lá phong, biểu tượng của chiếc lá trong mùa hút khách du lịch ở Nhật Bản. Hiện nay loại bánh này có nhiều biến tấu về hương vị như vỏ truyền thống từ kem trứng sữa đến trà xanh, đậu đỏ. 

2. Cá thu đao (sanma) 

Cá thu đao (sanma) nướng luôn nằm trong danh sách thực đơn phải thử của mỗi du khách dịp thu về. Tín đồ ẩm thực nào cũng yêu thích loài cá da bạc được nướng sơ qua với muối này ở Nhật. Trước khi ăn bạn cần vắt chanh lên phía trên. Bữa ăn tinh túy đặc trưng của người Nhật là cá sanma đi kèm củ cải bào, cơm trắng và súp miso. Loài cá thẳng đứng này chứa nhiều loại dầu tốt cho sức khỏe và được đánh bắt chủ yếu tầm tháng 9, tháng 10. Ảnh: Flickr.

3. Nấm tùng nhung (Matsutake) 

Nấm tùng nhung (Matsutake) của riêng đất nước họ. Loại nấm này có hương vị ngon ngọt và có nguồn gốc từ cây thông, tạo hương vị unami truyền thống của Nhật. Đây là loại nấm quý hiếm và đắt đỏ thường có mặt trong các bữa ăn của Hoàng gia Nhật Bản. Ảnh: Forager Chef.

4. Hồng đào sấy

Thức quà quý của mùa thu tại Nhật Bản là hồng đào sấy với phần thịt bên trong mềm, tươi ngon khiến nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích. Đây cũng là thức quà biếu được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới mỗi dịp thu về. Những quả hồng tươi khi đem sấy sẽ trở nên ngọt hơn khi bảo quản lâu đúng quy trình. Ảnh: Wego.

5. Hạt dẻ nướng 

Mùi hạt dẻ nướng trên than gợi cảm giác hoài cổ và độc đáo của Nhật Bản. Người Nhật có cách riêng để thưởng thức hạt dẻ chứ không giống như các quốc gia khác. Họ đun nhỏ lửa hạt dẻ với nước tương và rượu chuyên dùng để nấu ăn. Không những vậy, hạt dẻ có biến tấu khác khi được hấp chín và dùng với cơm. Ảnh: Wego.