Những món quà lưu niệm nào đậm chất Việt Nam trong mắt khách du lịch quốc tế

Việt Nam là một quốc gia thu hút du lịch trong khu vực Đông Nam Á và châu Á nói chung. Bên cạnh những đãi ngộ từ đất mẹ với rừng vàng biển bạc và thắng cảnh thiên nhiên hiền hòa , con người Việt Nam hiếu khách và những sản vật địa phương cũng là những lí do khiến du khách tìm đến đất nước xinh đẹp này. Dưới đây là danh sách những món quà lưu niệm đặc sắc đậm chất Việt Nam trong mắt khách du lịch Quốc tế.

1. Nón lá

Chiếc nón lá là thứ vật dụng biểu trưng cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam đội chiếc nón lá trên đầu như một hình ảnh đẹp của người phụ nữ dịu dàng, thơ mộng. Không đơn thuần chỉ là một món quà mang tính biểu tượng, chiếc nón lá còn có công năng hữu hiệu và là món vật dụng không thể thiếu của người dân Việt Nam. 

Chiếc nón lá thân thuộc với cấu trúc phễu, giúp che mưa che nắng luôn phát huy được tác dụng của nó. Bản thân chiếc nón lá cũng sẽ có nhiều chủng loại khác nhau bởi từng vùng miền, ví dụ như chiếc nón lá của người Tày sẽ có màu sắc khác biệt khi hơi ngả qua màu trắng ngà, ở Thanh Hóa sẽ chỉ dùng 20 đường khung viền. Chiếc nón lá gốc Huế sẽ mỏng và nhìn thanh thoát hơn, nhẹ nhàng hơn, trong khi đó sẽ ngược lại, dày dặn hơn nếu chiếc nón được sản xuất tại Bình Định.

2. Áo dài

Kể từ thế kỉ thứ 18, chiếc áo dài đã được tôn vinh để trở thành quốc phục của Việt Nam. Cho đến tận ngày nay thì vẫn tồn tại 3 kiểu áo dài khác nhau. Áo dài truyền thống với độ dài chấm đất, được may ôm vừa vặn với cơ thể người phụ nữ, với các đường ben và xẻ tà ở ngang eo, tạo ra một vùng hình tam giác chỉ vừa đủ để khoe nước da của người mặc nó.

Áo dài cách tân với hai vạt áo được thu ngắn lại, chỉ vừa ngang đầu gối, giúp thuận tiện cho việc di chuyển và phù hợp để mặc trong nhiều dịp khác nhau. Áo dài cưới trang trọng hơn chiếc áo dài truyền thống với những phần thêu hay đính kết bằng tay giúp làm tôn nên vẻ sang trọng và lộng lẫy của cô dâu trong ngày kết hôn.

3. LỤA

Ở Việt Nam có chất liệu lụa Lãnh Mỹ A trứ danh từng được nhà thiết kế Nguyễn Công Trí sử dụng trong bộ sưu tập no 08 – “Lúa” của mình và bộ sưu tập cũng từng được đem đi triển lãm tại Nhật Bản.

Có rất nhiều những cửa hàng hay cơ sở sản xuất có bán lụa nguyên chất, làm từ 100% tơ tằm tự nhiên. Loại chất liệu sang trọng và quyền quý này thật sự có giá trị rất lớn và không khó để nhận ra điều đó. Thêm cả, có nhiều chất liệu lụa khác nhau ở trên thị trường Việt Nam với mức giá giao động từ bình dân đến cực phẩm. Cho dù là thế nào đi chăng nữa, đây cũng được xem như một món quà có giá trị khi các du khách đến Việt Nam để tìm mua cho người thân và bạn bè làm quà ở nhà.

4. GUỐC MỘC

Guốc mộc là một loại giày truyền thống cho ông bà ta ngày xưa. Trải qua bao nhiêu năm lịch sử hào hùng thì ngày nay Việt Nam vẫn lưu giữ được bản sắc và lịch sử của cha ông với bộ 3 “đặc sản” truyền thống là áo dài, nón lá và guốc mộc. Bất kể một người phụ nữ nào khi tham dự những sự kiện mang tính dân tộc hay trao đổi văn hóa với các quốc gia khác thì dễ dàng có thể nhận ra là họ đều mang đủ 3 món đồ này, như một cách thức truyền tải về niềm tự hào dân tộc và vẻ đẹp kiều diễm của người con gái Việt Nam.

Guốc mộc ngày nay tuy vẫn được giữ gìn như một phần của lịch sử dân tộc và vẫn còn nhiều thợ thủ công làm ra chúng. Tuy nhiên, chúng không còn được sử dụng rộng rãi vì tính công năng không cạnh tranh được với các loại giày dép khác. Khách du lịch ngày nay vẫn có thể được chiêm ngưỡng những đôi guốc mộc khi tham gia vào những buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật như Cải lương và Ca trù. Guốc gỗ làm quà lưu niệm cho du khách nước ngoài, tại sao lại không?

5. Tranh cát

Không phải là loại tranh cát cho trẻ em chơi ở nhà sách. Tranh cát là một loại hình nghệ thuật, sử dụng nhiều loại cát được nhuộm màu khác nhau và sắp xếp bố cục thành một bức tranh, tất cả được đặt nằm ở trong 1 chiếc hộp lớn bằng thủy tinh hoặc một chiếc bình thủy tinh. Những lớp cát màu được sắp đặt để tạo hình nên một bức tranh nghệ thuật với vẻ đẹp tỉ mỉ và tinh tế. Các nghệ nhân thường mất một khoảng thời gian để hoàn thiện được một tác phẩm tranh cát. Giống như tranh thêu tay, tranh cát có giá trị rất lớn vì tốn rất nhiều công sức để hoàn thiện. Có 4 chủ đề khác nhau được khai thác trong nghệ thuật làm tranh cát ở Việt Nam: chân dung, cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người và nghệ thuật thư pháp truyền thống.