Khám phá ngay phong tục đón tết cổ truyền của các nước trên thế giới.

Tết âm lịch hay còn được gọi là Tết Nguyên Đán, tuy không náo nhiệt trên toàn thế giới như tết dương. Nhưng đối với một số nước phương Đông, Tết Nguyên Đán luôn giữ được bản sắc và sự náo nhiệt theo cách riêng của quốc gia của mình. Hãy cùng nhau khám phá phong tục đón tết âm của các nước trên thế giới ngay nào!

1. Bhutan

Tết âm lịch tại Bhutan được gọi là tết Losar, đây là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm, được diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 âm lịch. Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, được tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc và thú vị trong ngày đầu năm mới.

Giống như nhiều nước, tết âm lịch tại đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình được đoàn viên. Tất cả sẽ cùng hội tụ lại để ăn bữa cơm đầu tiên trong năm cùng nhau. Sáng đầu tiên của năm, người Bhutan thường chuẩn bị mâm cơm cúng để dâng lên tổ tiên và các vị tổ tiên để bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn vì đã cho họ một cuộc sống hạnh phúc và ấm no.

2. Mông Cổ

Tết của người Mông Cổ được gọi là Tsagaan Sar hoặc là tết tháng trắng. Đây là thời điểm kết thúc một mùa đông lạnh giá và chuẩn bị bắt đầu một mùa xuân mới ấm áp và đầy may mắn.

Ngày tết tại đây diễn ra trong vòng 3 ngày, ngay trước thời khắc giao thừa thì tất cả mọi người đều leo lên một ngọn đồi, để có thể cầu nguyện và bày tỏ lòng thành kính. Họ quan niệm rằng, điều đó sẽ đem đến nhiều sự may mắn và thành công trong năm mới. Các món ăn truyền thống của người Mông Cổ thường là: thịt cừu nướng, thịt ngựa, thịt bò, bánh buuz (gần giống bánh bao), cơm với nho khô, sữa ngựa lên men, sữa dê,...

3. Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng là một quốc gia đón tết âm lịch cùng ngày giống với Việt Nam. Thông thường vào ngày cuối năm, buổi tối trước thời khắc giao thừa, mọi người sẽ được tắm nước để tẩy trần cơ thể. Sau đó họ sẽ diện lên mình những bộ Hanbok truyền thống đẹp nhất để chuẩn bị cúng tổ tiên.

Vào đêm giao thừa người Hàn sẽ không ngủ, mà sử dụng các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà khí. Bởi họ quan niệm rằng, nếu ngủ đêm này, thì sáng hôm sau dậy tóc sẽ bạc trắng và kém minh mẫn.

Sáng ngày mùng 1 người dân sẽ tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ truyền thống và uống loại rượu Balli sool, với mong muốn thính giác được tinh nhạy hơn và sau đó sẽ tiến hành cúng tổ tiên (Chesa) do trưởng nam đứng ra làm lễ. Sau nghi lễ, con cháu trong nhà sẽ vái lạy những người lớn tuổi và chúc những lời chúc ý nghĩa và may mắn nhất và con cháu sẽ được ông bà thưởng cho các đồ vật hay tiền để lấy hên đầu năm.

Tại Hàn Quốc, một mâm cỗ cúng được bày biện và chuẩn bị rất cầu kỳ và phức tạp, với hơn 20 loại đồ ăn khác nhau. Đặc biệt là không thể thiếu như: ttok-kuk (một loại phở Hàn được chế từ bỏ hoặc gà), kim chi, tteokguk (canh bánh gạo), cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô, các loại bánh truyền thống,...

4. Trung Quốc

Tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Trung Hoa. Trong dịp tết này, người dân thường có phong tục cắt giấy đỏ, theo các chữ như: giàu có, thịnh vượng,... Họ tin rằng khi dán những mảnh giấy đỏ lên tường sẽ đem đến may mắn cho cả gia đình.

Đặc biệt trong ngày tết, người dân thường ăn bánh tổ (Nian Gao) loại bánh mang ý nghĩa cho sự thịnh vượng, gắn kết và bền vững. Đây là một loại bánh không thể thiếu trên mâm cỗ ngày tết của người Trung Quốc.

5. Indonesia

Người Trung Quốc tại Indonesia đón tết khá lớn tại mảnh đất này. Vào dịp lễ lớn, người dân thường chào nhau bằng cầu "Selamat Hari Raya". Câu chúc mang ý nghĩa chúc bạn có một dịp lễ vui vẻ. Bánh Lontong Imlek (bánh gạo) là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong dịp tết âm, thường được ăn với nước dừa, rau, trứng luộc,...

Tại các thành phố lớn, thì trên đường phố vào dịp lễ này luôn nhộn nhịp. Chỉ cần ra đường là bạn có thể xem được ngay những đoàn múa lân, múa sư tử, cùng một số hoạt động khác rất sôi động và vui tươi.

( Nguồn tổng hợp)